PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 40 thuật ngữ gần giống
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

thời hạn do Bộ luật hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015

Thời hiệu thi hành bản án hình sự

thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

 

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015

Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xửthi hành án hình sự.

 

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Kháng cáo bản án quyết định của Tòa án trong tố tụng hình sự

Hành vi chống án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự (hình sự) không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thẩm.

Người được Tòa án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ vô tội.

Kháng cáo phải được thực hiện trong thời hạn kháng cáo và theo thủ tục luật định thì mới được coi là hợp lệ. Trong trường hợp có lý do chính đáng, việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng hình sự

Kháng nghị trong tố tụng hình sự

Việc Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp yêu cầu Tòa án xét xử lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm, xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Có thể kháng nghị toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định, kháng nghị đối với toàn bộ bị cáo và người tham gia tố tụng hay chỉ với một số người để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét lại.

Việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của những người có thẩm quyền phải được thực hiện trong thời hạn kháng nghị và theo đúng thủ tục luật định thì mới được coi là hợp lệ.

 

Nguồn: Luật tố tụng hình sự 2003

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Là độ tuổi được luật hình sự quy định là điều kiện để một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện của mình. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được coi là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Là áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tốxét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt. Người có khả năng nhận thức được hành vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Là một loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với pháp nhân khi pháp nhân đó thực hiện một hành vi phạm tội thể hiện biện pháp cưỡng chế nhà nước dưới hình thức hình phạt. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hình sự, các nhà làm luật vẫn chưa chấp nhận nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân bên cạnh nguyên tắc trách nhiệm hình sự của cá nhân.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Trách nhiệm hình sự

Là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Tố tụng hình sự

Là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Các giai đoạn tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửthi hành án.

 

Nguồn: Luật tố tụng hình sự 2003

Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Xác định giá trị chứng minh của chứng cứ từ yêu cầu đảm bảo tính hợp pháp, tính xác thực và liên quan đến vụ án.

Tòa hình sự

Là tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân có chức năng xét xử các vụ án hình sự về các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Tòa hình sự được thành lập ở Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bên cạnh các tòa án chuyên trách khác là tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính

 

Nguồn: Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Tình trạng của người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi hoặc khả năng điều khiển hành vi theo các đòi hỏi của xã hội. Người ở trong tình trạng bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai điều kiện:

1) Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;

2) Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi hoặc tuy có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

Là tình tiết phản ánh không có hoặc làm mất cơ sở của trách nhiệm hình sự. Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự gồm hai nhóm tình tiết phản ánh không có cơ sở của trách nhiệm hình sự và nhóm tình tiết làm mất cơ sở của trách nhiệm hình sự.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Là tình tiết ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp phạm tội cụ thể theo hướng làm giảm xuống so với trường hợp bình thường. Tòa án có thể căn cứ vào đó để xử phạt nhẹ hơn mức bình thường hoặc tha miễn hình phạt cho bị cáo. Những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm hoặc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại

2. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hoặc bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra

3. Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình tự gây ra

4. Phạm tội mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

5. Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác

6. Người phạm tội là phụ nữ có thai, là người già hoặc là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình

7. Phạm tội do trình độ lạc hậu hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém

8. Người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi trong bản án. Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ này phải được ghi trong bản án.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Cá thể hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam mà nội dung của nó là đòi hỏi các cơ quan xét xử phải xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội của tội phạm; nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăng nặnggiảm nhẹ để áp dụng hợp lý và có chọn lọc những biện pháp cưỡng chế hình sự và tố tụng hình sự đối với người phạm tội.

Biên bản phiên tòa hình sự

Văn bản ghi lại đầy đủ diễn biến của phiên tòa hình sự. Biên bản phiên tòa do thư ký phiên tòa ghi, cùng với việc ghi biên bản có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Bộ luật hình sự

Đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạmhình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.

 

Xem thêm: Bộ luật hình sự


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.41.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!